“Bỏ túi” bí quyết trị Giãn Tĩnh Mạch chân tại nhà đơn giản, hiệu quả nhất

Suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh của thời hiện đại, đang dần trở thành nỗi lo lớn với sức khỏe của nhiều người. Đáng chú ý, người bệnh thường có xu hướng chủ quan, thờ ơ trong việc phòng tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe, thẩm mỹ và tốn kém trong điều trị… Dưới đây là các phương pháp điều trị đơn giản tại nhà, cải thiện suy giãn tĩnh mạch hiệu quả nhất.

Suy giãn tĩnh mạch là gì?

Tĩnh mạch là các mạch máu trong cơ thể, làm nhiệm vụ dẫn máu các cơ quan về tim để thực hiện lọc máu. Trong tĩnh mạch có hệ thống các van nhỏ làm nhiệm vụ ngăn máu chảy ngược dòng. Khi các van này bị tổn thương, trở nên yếu đi, máu trong tĩnh mạch sẽ lưu thông không kiểm soát, tạo áp lực làm giãn tĩnh mạch, xoắn lại và phồng lên trên bề mặt da. Đôi khi có thể quan sát được các tĩnh mạch bị giãn màu xanh, tím nổi bật ngay dưới da. Tình trạng này được gọi là suy giãn tĩnh mạch.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân. Trong đó bệnh do yếu tố hệ thống van một chiều của hệ tĩnh mạch ngoại biên là chủ yếu. Các van trên bị tổn thương do một số nguyên nhân cơ bản sau:

  • Do quá trình thoái hóa ở tuổi già.

  • Do hoạt động sinh hoạt hàng ngày hoặc môi trường làm việc ngồi nhiều, đứng nhiều, ít vận động, ẩm thấp,… khiến cho áp lực tĩnh mạch ở chân tăng lên, lâu ngày dẫn đến tổn thương van.

  • Do mắc bệnh béo phì hoặc chế độ ăn uống không hợp lý, ít chất xơ và vitamin.

Biểu hiện bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Giãn tĩnh mạch có thể phát triển ở nhiều vị trí trên cơ thể (thực quản, hậu môn, bìu,…), nhưng xảy ra phổ biến nhất là ở chân và đùi, xuất hiện các triệu chứng như sau:

  • Các tĩnh mạch nổi rõ bên dưới bề mặt, có thể đã quan sát được;
  • Có cảm giác nóng rát hoặc đau nhói ở chân;
  • Có cảm giác khó chịu, nặng nề ở chân;
  • Hay bị chuột rút, đặc biệt là vào ban đêm;
  • Sưng bàn chân và mắt cá chân;
  • Da ở trên vùng giãn tĩnh mạch bị khô, biến đổi màu sắc, ngứa, nặng hơn có thể gây loét da, nhiễm trùng hoặc tắc mạch.

Khi các dấu hiệu của bệnh không được xử lý kịp thời có thể gây ra các biến chứng: Suy giãn tĩnh mạch có thể dẫn đến viêm tắc tĩnh mạch, chân nóng, sưng to. Vào giai đoạn cuối, toàn bộ hệ thống tĩnh mạch bị trì trệ, hệ thống tuần hoàn ứ đọng, tĩnh mạch giãn to quá mức, gây rối loạn các dưỡng chất cung cấp đến da làm da đổi màu, thâm đen, mỏng, dễ bị tổn thương dẫn đến nhiễm trùng, các tế bào lở loét, khó điều trị. Trường hợp nặng nhất có thể dẫn đến tử vong do cục huyết khối trong tĩnh mạch di chuyển đến phổi gây tắc nghẽn động mạch phổi.

Theo CEAP hiện nay có 6 cấp độ suy giãn tĩnh mạch chân

Cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà cực an toàn, hiệu quả

1. Tập thể dục, thể thao đều đặn

Ưu điểm: Tập thể dục thường xuyên giúp lưu thông máu tốt hơn, tránh hiện tượng máu tích tụ tại một vị trí nào đó trong mạch máu. Tập thể dục cũng giúp giảm huyết áp, vì huyết áp cao gây áp lực lên các mạch máu. Các hình thức luyện tập vừa sức cho người bệnh giãn tĩnh mạch bao gồm: Bơi lội, Đi dạo, Đạp xe, Yoga… 

Nhược điểm: Không phải bộ môn thể dục nào cũng tốt cho người bị suy giãn tĩnh mạch chân bởi khi bị bệnh này, các tĩnh mạch chân bị giãn lớn nên rất dễ tổn thương khi vận động quá mạnh.

2. Dùng vớ chuyên dụng

Ưu điểm: Vớ (tất) giãn tĩnh mạch hay vớ y khoa giãn tĩnh mạch có bán ở nhiều hiệu thuốc. Việc dùng loại vớ này giúp cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch chân thông qua việc tạo áp lực hợp lý lên chân để các tĩnh mạch ở đây đỡ bị giãn nở thêm. Vật dụng này có thể hỗ trợ các cơ và tĩnh mạch trong việc điều hướng máu lưu thông về tim.

Nhược điểm: Người bệnh phải lựa chọn tất chuẩn và phù hợp với tình trạng của mình mới có hiệu quả. Ví dụ phải tuân thủ chuẩn về kích thước, cấp độ bệnh, độ áp lực bởi tất quá lỏng thì không có tác dụng, ngược lại tất quá chật sẽ làm máu không thể lưu thông.

3. Thay đổi chế độ ăn uống

Ăn nhiều thực phẩm chứa flavonoid có hiệu quả tích cực trong cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà. Flavonoid cải thiện lưu thông máu, giúp máu luân chuyển một cách ổn định, giảm áp lực động mạch, thư giãn các mạch máu. Từ đó làm giảm chứng giãn tĩnh mạch. Thực phẩm có chứa flavonoid bao gồm: 

  • Rau củ các loại: hành, ớt chuông, rau bó xôi, bông cải xanh… 
  • Trái cây: trái cây họ cam chanh, nho, anh đào, táo, việt quất…
  • Ca cao
  • Tỏi

Bên cạnh đó, thực phẩm giàu kali cũng có khả năng cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch bằng cách giảm giữ nước trong cơ thể như:

  • Hạnh nhân và hạt dẻ cười (hạt hồ trăn)
  • Đậu lăng, đậu trắng
  • Khoai tây
  • Các loại rau lá
  • Một số loại cá như cá hồi và cá ngừ

Nhược điểm: Các loại thực phẩm này chỉ có khả năng bổ sung dưỡng chất, giúp lưu thông máu dễ dàng hơn, không thể chữa trị bệnh suy giãn tĩnh mạch về lâu về dài

4. Duy trì cân nặng khỏe mạnh

Thừa cân làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch nên giảm cân sẽ hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch. Chỉ số cân nặng hợp lý sẽ giúp giảm áp lực lên tĩnh mạch, từ đó giảm sưng và khó chịu.

5. Chọn trang phục phù hợp cũng là cách chữa giãn tĩnh mạch

Thói quen mặc quần áo bó sát ảnh hưởng đến sự lưu thông máu. Do đó, nếu bị giãn tĩnh mạch chân, bạn nên chọn trang phục thoải mái, mang giày đế bằng thay vì giày cao gót.

6. Nâng cao chân khi có thể

Nhiều người thường thắc mắc nâng cao chân có phải là cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà? Theo các chuyên gia sức khỏe, việc giữ cho chân nâng cao, tốt nhất là ở tầm ngang với vị trí của tim hoặc cao hơn sẽ giúp cải thiện lưu thông máu trong các tĩnh mạch, hỗ trợ điều trị tĩnh mạch suy giản. Nhờ đó, áp lực trong tĩnh mạch giảm xuống, đưa máu trong tĩnh mạch về tim thuận lợi hơn.

Những người hay phải ngồi lâu nên cố gắng giữ đôi chân được nâng cao, có thể tranh thủ trong lúc nghỉ ngơi hoặc khi đang làm việc.

7. Massage chân nhẹ nhàng

Ưu điểm: Việc massage nhẹ nhàng vùng bị giãn tĩnh mạch là cách giúp máu lưu thông tốt cũng như hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch tại nhà hiệu quả. Bạn thể sử dụng dầu massage hoặc kem dưỡng ẩm để tăng hiệu quả. Tuy nhiên, khi xoa bóp, bạn cần tránh ấn trực tiếp lên tĩnh mạch để hạn chế làm tổn thương các mô xung quanh.

Nhược điểm: Massage là phương pháp hỗ trợ lưu thông khí huyết, ít tác dụng với các trường hợp suy giãn tĩnh mạch từ cấp độ 2 trở lên.

8. Thường xuyên vận động hoặc thay đổi tư thế

Theo các chuyên gia, bạn nên hạn chế ngồi một chỗ trong thời gian dài khi mắc chứng suy giãn tĩnh mạch chân. Những ai phải ngồi nhiều nên cố gắng đứng dậy và di chuyển xung quanh, hoặc thường xuyên thay đổi tư thế để máu lưu thông tốt. Người bệnh cũng nên tránh ngồi bắt chéo hai chân vì tư thế này càng khiến lưu thông máu khó khăn hơn.

Các cách trị giãn tĩnh mạch tại nhà chỉ hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng, không thể trị dứt điểm bệnh nên người bệnh không nên quá lạm dụng mà cần kết hợp cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà với các phương pháp theo tư vấn, thăm khám của bác sĩ để điều trị dứt điểm.

Veins Care Therapy – Phác đồ trị giãn tĩnh mạch tốt nhất 2023, chuyển giao độc quyền tại Phòng khám OHIO

Veins Care Therapy được đánh giá là bước tiến vượt bậc, là giải pháp toàn diện nhất từ trước đến nay với quy trình điều trị 4 bước chuẩn y khoa, khép kín và an toàn:

  • Bước 1: Siêu âm: Chẩn đoán chính xác cấp độ suy giãn tĩnh mạch, lên phác đồ cá nhân hoá theo tình trạng
  • Bước 2: Bắn Laser LX: Làm đông co các tĩnh mạch bị suy giãn, Điều trị các tổn thương vi mạch máu
  • Bước 3: Cấy gel sinh học Venacell: Tăng sinh dưỡng chất giúp tái tạo và ổn định thành mạch bị giãn. Phục hồi các tĩnh mạch nông, tĩnh mạch suy trong 7 ngày. Tái tạo làm bền vững thành mạch tăng lưu thông tuần hoàn máu
  • Bước 4: Chiếu ánh sáng Laser Veins Care: Làm dày khoẻ thành mạch, ngăn tái phát. Tăng sinh collagen làm trẻ hoá thành mạch

Đây là giải pháp tân tiến, được kiểm chứng về độ an toàn và hiệu quả bởi tổ chức FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ). Phòng khám OHIO luôn tiên phong ứng dụng Phác đồ mới không xâm lấn, không phẫu thuật, hiệu quả lên tới 95% chỉ sau 1 lần điều trị, cam kết không tái phát và bảo hành kết quả trọn đời.

Bên cạnh các bài tập bổ trợ, chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt tại nhà, bạn nên áp dụng phác đồ, công nghệ điều trị suy giãn tĩnh mạch một cách an toàn, dứt điểm để cải thiện sức khỏe, đem lại hiệu quả cao nhất.

Tình trạng suy giãn tĩnh mạch chi dưới của bạn đang ở mức độ nào? Hãy liên hệ ngay Hotline: 0919 005 523 để được tư vấn và điều trị sớm nhất cùng đội ngũ bác sĩ, chuyên gia đầu ngành.

Đặt lịch khám