Suy giãn tĩnh mạch là gì & để lâu có ảnh hưởng gì không?

Suy giãn tĩnh mạch là các tĩnh mạch bị giãn to, sưng và xoắn lại có màu xanh lam hoặc tím sẫm. Chúng xảy ra khi hệ thống van tĩnh mạch bị giảm chức năng đưa máu về tim. Hiện có hơn 92,5% bệnh nhân không biết về bệnh lý và 91,8% bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch không được điều trị.

sự thật nhanh về chứng suy giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch là gì?

Giãn tĩnh mạch là tình trạng các tĩnh mạch nông nằm ngay dưới da và tĩnh mạch sâu nằm trong các khối cơ bị giãn lớn và phồng lên, thường xuất hiện ở chân, đùi, cổ chân. Có thể dễ dàng nhận ra bệnh suy giãn tĩnh mạch với các biểu hiện: Giãn tĩnh mạch trong da nhỏ hơn 1mm đến tĩnh mạch dưới da không sờ thấy từ 1-3mm và giãn tĩnh mạch lớn hơn 3mm nổi lên trên bề mặt da.

Suy giãn tĩnh mạch là gì?

Tại sao mọi người bị suy giãn tĩnh mạch & các triệu chứng cụ thể

Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng giãn tĩnh mạch trong đó có 5 nguyên nhân chính sau:

  • Giới tính: Nội tiết tố nữ có thể dẫn đến suy giãn tĩnh mạch do đó phụ nữ có nguy cơ bị giãn tĩnh mạch cao hơn nam giới.
  • Di truyền: Nếu gia đình có cha mẹ, ông bà bị giãn tĩnh mạch thì bạn có thể cũng gặp tình trạng này.
  • Béo phì: Thừa cân làm tăng nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch
  • Tuổi tác: Quá trình lão hóa là các van tĩnh mạch hoạt động kém
  • Một số công việc đứng hoặc ngồi làm việc trong thời gian dài làm tăng áp lực lên các van tĩnh mạch.

Các triệu chứng:

Phần lớn các trường hợp suy giãn tĩnh mạch có các triệu chứng sau:

  • Chân cảm thấy nặng nề, đặc biệt là sau khi tập thể dục hoặc vào ban đêm
  • Chân đau mỏi, nhức mỏi chân
  • Mắt cá chân bị sưng
  • Bị chuột rút chân khi đột ngột đứng lên
  • Có thể đổi màu da thành nâu sẫm gần các tĩnh mạch

Các cấp độ suy giãn tĩnh mạch & biến chứng

Suy giãn tĩnh mạch là một bệnh tiến triển và sẽ nặng dần lên. Theo nghiên cứu của các chuyên gia đầu ngành, bệnh này bao gồm 7 cấp độ sau:

  • C0: Không có dấu hiệu rõ ràng và 100% bệnh nhân không biết tình trạng bệnh

cấp độ suy giãn tĩnh mạch 0

  • C1: Li ti mao mạch giãn màu đỏ (giãn mao mạch mạng nhện)

cấp độ suy giãn tĩnh mạch 1

  • C2: Giãn tĩnh mạch nông >3mm

cấp độ suy giãn tĩnh mạch 2

  • C3: Phù nề chân, sưng to

cấp độ suy giãn tĩnh mạch 3

  • C4: Chuyển màu da ở phần tĩnh mạch, thường ở cổ chân

cấp độ suy giãn tĩnh mạch 4

  • C5: Hình thành vết loét tĩnh mạch

cấp độ suy giãn tĩnh mạch 5

  • C6: Vết loét thành sẹo

cấp độ suy giãn tĩnh mạch 6

Trong phần lớn các trường hợp, suy giãn tĩnh mạch sẽ không có biến chứng khi sớm được điều trị. Tuy nhiên, nếu để bệnh tiến triển nặng các biến chứng:

  • Viêm tắc tĩnh mạch: Các cục máu vón tắc trong tĩnh mạch chân khiến tĩnh mạch bị viêm
  • Chảy máu: Giãn tĩnh mạch nặng làm tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch gây chảy máu khó điều trị.
  • Thuyên tắc động mạch phổi: Máu đông vón tác có thể chảy ngược về tim gây thuyên tắc phổi có thể dẫn đến tử vong.

Các phương pháp điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch

Khi bị suy giãn tĩnh mạch nên lựa chọn một giải pháp điều trị phù hợp. Hiện có 4 phương pháp được áp dụng trong điều trị bệnh lý này:

Vớ y khoa: Làm tăng áp lực lên thành mạch giảm các triệu chứng đau nhức mỏi nhưng không thể điều trị dứt điểm bệnh lý

Tiêm xơ: Sử dụng chất là xơ hóa thành mạch, thời gian điều trị khoảng 6 tháng/ lần 

các phương pháp điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch

Các phương pháp trị suy giãn tĩnh mạch 

Phẫu thuật: Khi tĩnh mạch phồng to có thể sử dụng biện pháp cắt bỏ tĩnh mạch. Tuy nhiên, phương pháp này có thể để lại sẹo xấu và thời gian nghỉ dưỡng lâu dài.

Liệu pháp điều trị bằng sóng cao cần: Sử dụng sóng RF luồn vào tĩnh mạch giãn giúp tĩnh mạch đông co và tiêu biến chỉ sau 1 lần điều trị. Nhờ cơ chế làm mát siêu nhanh điều trị nhẹ nhàng, không cần nghỉ dưỡng và mang lại thẩm mỹ tuyệt đối.

Xem thêm: Công nghệ điều trị suy giãn tĩnh mạch số 1 hiện nay

Hiểu rõ về bệnh lý và lựa chọn phương pháp phù hợp với tình trạng của bạn để chữa trị dứt điểm. Và điều quan trọng không thể bỏ qua, hãy điều trị sớm trước khi bệnh chuyển nặng thành phù nề chân và loét tĩnh mạch. Chia sẻ tình trạng của bạn để được bác sĩ Ohio hỗ trợ tư vấn giải pháp nhé. Liên hệ hotline 0978 888 221 (Hà Nội) – 0828 615 615 (TP.HCM) bác sĩ trực 24/7.

>> Click xem ngay: Công nghệ laser nội tĩnh mạch trị suy giãn tĩnh mạch vĩnh viễn